Xác định thời gian đông kết của bê tông sau khi thi công sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý nhân lực và vật lực trong quá trình thi công công trình. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xác định thời gian chờ bê tông sàn đông cứng chuẩn, cùng theo dõi nhé.

thoi-gian-dong-ket-cua-be-tong
Thời gian đông kết của bê tông là bao lâu

Thời gian đông kết của bê tông là bao nhiêu lâu ?

Thời gian đông kết của bê tông tươi sau khi đổ thường từ 3-4 tuần.

Sau giai đoạn đông cứng khoảng 3 – 4 tuần, chủ nhà có thể tiến hành chống thấm nhà vệ sinh hoặc sân thượng.

Lưu ý khi bê tông đổ xong cần phải thực hiện bảo dưỡng bê tông để đảm bảo được chất lượng. Việc bảo dưỡng bê tông tươi đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới độ ninh kết của khối sàn bê tông

Trước khi tháo dỡ cốp pha cần phải lưu ý đủ thời gian đông cứng của bê tông để tránh được hiện tượng trần sàn bị nứt

Khi tháo dỡ cốp pha thì mặt sàn sẽ cần cường độ chịu lực trên những lực tác động nhẹ, thông thường khoảng sau 20 ngày thì bê tông đạt được cường độ chịu lực lớn.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đông kết của bê tông

1. Do tỷ lệ cấp phối bê tông tươi

 Trong quá trình phối trộn bê tông tươi, kỹ sư vận hành có thể cho thêm các loại phụ gia như R28… để thúc đẩy quá trình đông kết xảy ra sớm hơn. Tỷ lệ phối trộn còn phụ thuộc vào loại cấu kiện bê tông và loại mác bê tông sử dụng.

2. Do môi trường

Khi đổ bê tông ở thời tiết nắng to, nhiệt độ bề mặt cao, chỉ sau 1-3 tiếng sau khi thi công, bề mặt bê tông đã bắt đầu có dấu hiệu đông kết. Đối với trời mát hoặc mùa đông, bê tông sẽ đông kết bề mặt sau khoảng 3-5 tiếng. Sẽ mất 1 tuần để lớp bề mặt bê tông hoàn toàn khô ráo và có thể đi lại được. Lúc này quá trình thủy hóa vẫn diễn ra ở bên trong, do vậy bê tông vẫn chưa hoàn toàn đông kết. Thời gian đông kết trung bình của bê tông tươi vào mùa hè là 3 tuần, vào mùa đông là từ 4-5 tuần.

3. Do bảo quản và quá trình thủy hóa

Quá trình thủy hóa bê tông càng diễn ra thuận lợi thì thời gian chờ bê tông tươi càng được rút ngắn. Để quá trình thủy hóa diễn ra tốt, cần duy trì được 2 yếu tố độ ẩm và nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình để quá trình thủy hóa diễn ra là khoảng 20-25 độ C, nhiệt độ càng cao quá trình thủy hóa càng nhanh, đó là lý do tại sao bê tông đổ trong mùa hè thường đông kết nhanh hơn khi đổ vào mùa đông.

Trong quá trình bảo quản bê tông, cần cung cấp độ ẩm thường xuyên, quá trình bảo quản càng tốt, bê tông thủy hóa càng nhanh. Nếu đổ móng bằng bê tông tươi sẽ cần thời gian chờ đông kết lâu hơn các cấu kiện bê tông khác từ 1-2 tuần.

Cách giúp giảm thời gian chờ bê tông

Như đã đề cập ở trên, thời gian chờ của bê tông tươi phụ thuộc vào các yếu tố chính như: thành phần cấp phối, thời tiết, và mức độ thủy hóa bên trong kết cấu bê tông. Trong một số trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thi công có thể sử dụng một số phương pháp giảm thời gian chờ sau đây:

Thay đổi thành phần cấp phối

sử dụng thêm các loại phụ gia giúp giảm thời gian đông kết và có tác dụng tăng tốc quá trình thủy hóa bên trong bê tông. Để thay đổi tỷ lệ cấp phối bạn cần trao đổi với kỹ sư vận hành trạm và kỹ sư thi công công trình để cân đối tỷ lệ chuẩn nhất. Tuy nhiên, không nên vì mục tiêu rút ngắn thời gian thi công mà phối trộn nguyên liệu tùy tiện sẽ làm giảm kết cấu chịu lực của bê tông.

Thời tiết

Do ánh sáng mặt trời, nhiệt độ và gió có tác động mạnh mẽ đến thời gian thi công do vậy để giảm thời gian đông kết bạn nên đổ bê tông vào mùa nóng và sử dụng các phương pháp như phun tưới, ngâm nước, phủ bạt… để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho quá trình thủy hóa diễn ra.

Đẩy nhanh tốc độ thủy hóa

Trong quá trình thi công, có một số biện pháp giúp đẩy nhanh quá trình thủy hóa bạn cũng có thể áp dụng. Nổi bật nhất trong đó là phương pháp sử dụng nước sôi 80 độ tưới đều 3 tiếng 1 lần trong 7-14 ngày đầu tiên để đẩy nhanh tốc độ đông kết.

thoi-gian-dong-ket-cua-be-tong-tuoi-la-bao-nhieu-lau
Thời gian đông kết của bê tông tươi là bao nhiêu lâu

Lưu ý về thời gian chờ bê tông tươi đông kết

Việc đẩy nhanh tốc độ thi công là cần thiết để đảm bảo tiến độ và giảm bớt chi phí về nhân công. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng mức độ an toàn và độ bền của công trình phải được đặt lên hàng đầu. Do vậy, nếu không phải trường hợp bất khả kháng bạn không nên đẩy nhanh tốc độ về thời gian đông kết của bê tông tươi sau khi thi công. Quá trình thủy hóa càng diễn ra tự nhiên càng tốt.

Nếu sử dụng các phương pháp đẩy nhanh thời gian không đúng cách sẽ làm giảm khả năng chịu lực , chịu nén của bê tông. Một số trường hợp sử dụng bê tông tươi kém chất lượng và giỡ cốp pha sớm có thể gây đổ sụp rất nguy hiểm. Do vậy, việc xác định thời gian đông kết của bê tông phải được thực hiện bởi các kỹ sư hoặc chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.

Nếu có thể, hãy cố gắng kéo dài thời gian đông kết bê tông khoảng 1-2 tuần sẽ đảm bảo quá trình thủy hóa diễn ra hoàn toàn. Bề mặt bê tông được chăm sóc bảo quản đúng quy trình sẽ hạn chế bị nứt, vỡ hoặc thấm dột khi sử dụng sau này.

Bài viết vừa chia sẻ tới bạn thời gian chờ bê tông tươi và cách xác định thời gian đông kết của bê tông. Hy vọng, với những kiến thức được chia sẻ, bạn sẽ xác định chính xác được thời gian thi công hợp lý cho công trình của mình.

Mọi thông tin cũng như thắc mắc hay liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc qua các kênh sau:

Website: www.betongtphcm.com

Fanpage: giabetongtuoitphcm

Hotline: 0898 868 268

Địa chỉ: Đường số 3, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, TPHCM

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận