Kiểm tra độ sụt bê tông là phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp chủ thầu xác định được chất lượng bê tông thương phẩm sử dụng cho công trình. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cách kiểm tra độ sụt bê tông đúng kỹ thuật đảm bảo chất lượng công trình.
Tìm hiểu về độ sụt bê tông tươi
Độ sụt bê tông là một chỉ số quan trọng trong quản lý chất lượng xây dựng và được ứng dụng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp tính độ sụt bê tông được trình bày chi tiết trong tiêu chuẩn TCVN 3016:1993 nhằm giúp các kỹ sư và nhà thầu xác định được chất lượng bê tông sẽ sử dụng cho công trình.
Độ sụt bê tông là gì ?
Độ sụt bê tông thực chất là một chỉ số được đo lường chiều cao của cột bê tông sau khi được đổ ra từ nón sụt. Chỉ số này sẽ giúp xác định được độ cứng, độ đặc loãng, tính đồng đều của bê tông thành phẩm. Do mỗi công trình sẽ sử dụng loại bê tông với thành phần khác nhau, do vậy, độ sụt là cơ sở để xác định xem bê tông có phù hợp với công trình và đảm bảo chất lượng đề ra hay không.
Mục đích kiểm tra độ sụt bê tông trong xây dựng là gì ?
Các kỹ sư và nhà thầu thường tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông ngay tại công trình, trước khi tiến hành đổ bê tông. Thông qua độ sụt, cơ bản có thể xác định bê tông thành phẩm có đảm bảo các tiêu chí đã thống nhất trong hợp đồng trước đó hay không. Việc quan sát độ sụt cũng giúp kiểm tra chất lượng bê tông tươi thông qua: độ cứng, độ đặc loãng và mức độ đồng đều của bê tông.
Cách kiểm tra độ sụt bê tông ngay tại công trình đảm bảo đúng kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng bê tông thương phẩm, đơn vị cung cấp bê tông tươi sẽ cần đảm bảo tỷ lệ phối trộn và chất lượng nguyên liệu ngay từ khâu sản xuất. Bê tông tươi sau khi được trộn cũng cần được đo độ sụt và lưu mẫu trước khi bàn giao cho khách hàng.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan bê tông tươi vẫn sẽ được kiểm tra độ sụt một lần nữa tại công trình. Nếu đạt chỉ số về độ sụt như cam kết trong hợp đồng, mẻ bê tông tươi đó sẽ không được sử dụng. Dưới đây là cách kiểm tra độ sụt bê tông tiêu chuẩn thường được sử dụng
Các công cụ cần thiết để kiểm tra độ sụt bê tông tươi
Để đo độ sụt của bê tông tại công trình, sẽ cần chuẩn bị các công cụ như sau:
- Bê tông tươi (được lấy mẫu ngay từ xe bồn vận chuyển)
- Mâm phẳng (có độ rộng vừa đủ để đựng nón sụt và bê tông)
- Que thép ( sử dụng que thép tròn, đủ cứng để có thể dầm bê tông nén xuống)
- Nón sụt (sử dụng loại nón sụt đảm bảo tiêu chuẩn được cấp phép)
- Bay xoa để xúc và gạt phẳng bê tông
- Thước đo độ sụt bê tông
Hướng dẫn cách kiểm tra độ sụt ngay tại công trình
Hiện nay trên thế giới tiêu chuẩn về độ sụt sẽ có một số sự khác nhau nhất định do đặc thù công trình và điều kiện thổ nhưỡng khí hậu. Để đảm bảo chất lượng bê tông bạn cần tham khảo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng bê tông nặng TCVN 3106:1993 và có sự cam kết rõ ràng với đơn vị cung cấp bê tông tươi. Để kiểm tra độ sụt bê tông tươi bạn tuân thủ theo 9 bước như sau:
Bước 1: Làm sạch các mẫu bê tông cũ còn đọng lại bên trong nón sụt, que chọc… đảm bảo mặt trong của nón sụt phải nhẵn không bị lồi lõm biến dạng hoặc thủng không đảm bảo chất lượng.
Bước 2: Giữ vững nón sụt bằng cách kẹp chắc bằng 2 chân. Lấy bê tông mẫu từ bên trong xe bồn để cho vào bên trong nón sụt.
Bước 3: Cho từ từ phần bê tông mẫu vào bên trong nón sụt, khi đạt khoảng ⅓ nón sụt thì dừng lại. Sử dụng que thép đã được chuẩn bị sẵn thọc xuống khoảng 25 lần để nén chặt bê tông ( lưu ý, chọc và nén thẳng chứ không được khuấy bê tông)
Bước 4: Sau khi chọc đủ 25 lần, tiếp tục cho bê tông mẫu vào nón sụt. Tiếp tục dừng lại khi bê tông đạt ⅔ nón sụt thì dừng lại, chọc 25 lần tương tự ở bước 3 để bê tông được nén chặt.
Bước 5: Làm tương tự ở bước 4 cho đến khi bê tông đầy nón sụt. Lặp lại 25 lần chọc để đảm bảo đủ độ nén bê tông. Nếu sau khi nén bê tông sụt quá nhiều thì có thể thêm bê tông để đảm bảo bê tông lấp đầy nón sụt
Bước 6: Dùng bay gạt và xoa đều phần bê tông ở chóp nón sụt đảm bảo phần chóp phẳng không bị trồi sụt.
Bước 7: Từ từ nhấc nón sụt lên theo chiều thẳng đứng trong khoảng 10- 12 giây. Thao tác tay nhẹ nhàng dứt khoát không làm chuyển động cả khối bê tông.
Bước 8: Ngồi đợi cho đến khi bê tông sụt và ổn định độ cao (thường chỉ khoảng 2-3 phút)
Bước 9: Đặt nón sụt bên cạnh khối bê tông, khi độ sụt của bê tông ổn định, dùng thước đo phần sụt so với mặt cắt ngang của chóp nón sụt, chiều cao này chính là độ sụt của bê tông.
>>> Xem thêm: Bê tông tươi là gì? 3 tiêu chuẩn cần biết về bê tông thương phẩm
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn tìm hiểu về cách kiểm tra độ sụt bê tông đảm bảo chất lượng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm kinh nghiệm mua bê tông tươi trước khi lựa chọn sản phẩm bê tông tươi phù hợp.
Hãy gửi những thắc mắc về cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất
Hotline: 0934 951 659