Cốt thép là bộ khung xương vững chắc giúp tăng cường tính kết dính và chịu lực của bê tông. Vậy, trong công trình xây dựng nên sử dụng hàm lượng cốt thép bê tông tiêu chuẩn là bao nhiêu để đảm bảo khả năng chịu lực mà vẫn tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cần thiết về hàm lượng thép trong bê tông đạt tiêu chuẩn xây dựng.

ham-luong-thep-trong-be-tong
Hàm lượng thép trong bê tông là gì

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về hàm lượng cốt thép trong bê tông

Hàm lượng thép trong bê tông tươi là gì ?

Hàm lượng thép trong bê tông là một khái niệm trong lĩnh vực xây dựng chỉ rõ tỷ lệ tiết diện của cốt thép và diện tích tiết diện của bề mặt bê tông. Trong xây dựng, hàm lượng cốt thép luôn phải được tính toán cân bằng không được quá ít cũng không được quá nhiều.

Trong trường hợp hàm lượng cốt thép quá ít, độ chịu lực của bê tông sẽ không cao, công trình của bạn có khả năng đổ sụp rất nguy hiểm, đặc biệt là những công trình cao tầng, hoặc công trình phải chịu nén liên tục trong thời gian dài. Không nên quá tiết kiệm hoặc cắt giảm kết cấu thép tiêu chuẩn sẽ làm giảm độ bền của công trình.

Ngược lại, nếu hàm lượng cốt thép trong bê tông là dư thừa sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết cấu thi công của công trình. Do cốt thép có giá tương đối cao, do vậy, sử dụng không hợp lý sẽ tăng tổng chi phí của công trình làm giảm hiệu quả kinh tế.

Tiêu chuẩn hàm lượng thép trong bê tông được bộ xây dựng quy định

Trong rất nhiều tài liệu đào tạo về kiến trúc xây dựng đều có nhắc đến quy chuẩn hàm lượng cốt thép đạt chuẩn cần phải có trong 1 m3 bê tông. Một số thông tư của bộ xây dựng cũng đã quy định tiêu chuẩn cụ thể về hàm lượng cốt thép dành riêng cho từng loại công trình. Việc sử dụng hàm lượng cốt thép với chỉ số tối đa phụ thuộc vào mục tiêu và quan điểm sử dụng thép trong xây dựng, cụ thể:

  • Với quan điểm sử dụng thép hạn chế, tiết kiệm chi phí tối đa hàm lượng thép tối đa không quá 3% trên 1 m3 bê tông. 
  • Với quan điểm cân bằng giữa tỷ lệ thép và bê tông, hàm lượng thép tối đa không quá 6% 
  • Với nhu cầu sử dụng thép trong dầm, hoàn hảo nhất là từ 1,2 – 1,5 %

Trong quá trình tính toán cần khống chế sao cho hàm lượng cốt thép tối thiểu và tối đa luôn nằm trong tỷ lệ hợp lý. Khi hàm lượng thép trong thực tế thấp hơn so với mức tối thiểu cần phải tăng hàm lượng thép lên để cân bằng và tạo độ cứng chắc cho bê tông. Ngược lại, nếu hàm lượng thép trong thực tế cao hơn mức tối đa, chúng ta có thể tăng kích thước của cấu kiện , tăng cấp bền để giảm lượng cốt thép tránh lãng phí không cần thiết.

Bạn cũng cần tính toán hàm lượng cốt thép phù hợp với định mức cấp phối bê tông mác 100, 150, 200, 250, 300…tùy thuộc vào kết cấu và vị trí các cấu kiện bê tông.

tieu-chuan-ham-luong-cot-thep-trong-be-tong
Tiêu chuẩn hàm lượng cốt thép trong bê tông

Bảng tham khảo tỷ lệ cốt thép trong 1 m3 bê tông cho một số cấu kiện cơ bản

Dưới đây là bảng tham khảo tỷ lệ cốt thép nên dùng trong công trình xây dựng dân dụng, mời bạn tham khảo.

Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông

Loại cấu kiện cơ bản Ø ≤ 10 (kg/m3) Ø ≤ 18 (kg/m3) Ø > 18 (kg/m3)
Dầm móng 25 120 30
Móng 20 30 50
Dầm 30 85 50
Cột 30 60 75
Sàn nhà 90
Cầu thang 75 45
Lanh tô 80

Ngoài bảng tham khảo trên, trong thực tế bạn có thể sử dụng cách dưới đây để xác định tương đối hàm lượng cốt thép cần thiết cho 1 m3 bê tông:

  • Hàm lượng cốt thép cho móng cột: Ø<10 20kg, Ø<18 50kg, Ø > 18 30kg, tổng cộng 90 kg
  • Hàm lượng cốt thép cho dầm móng: Ø<10 25kg, Ø<18 120kg, tổng cộng 145kg 
  • Hàm lượng cốt thép cho cột: Ø<10 30kg, Ø<18 60kg, Ø > 18 75kg, tổng cộng 165 kg
  • Hàm lượng cốt thép cho dầm: Ø<10 30kg, Ø<18 85kg, Ø > 18 50kg, tổng cộng 165 kg
  • Hàm lượng cốt thép cho sàn: Ø<10 90kg
  • Hàm lượng cốt thép cho cầu thang: Ø<10 75kg, Ø<18 45kg, tổng cộng 120 kg 
  • Hàm lượng cốt thép cho lanh tô: Ø<10 80kg

Một số lưu ý khi xác định hàm lượng cốt thép cần sử dụng trong 1 m3 bê tông:

  • Các tỷ lệ bên trên chỉ là tương đối, khi tính toán cần phải dựa vào tình trạng thi công, vị trí thi công và kết cấu cụ thể của công trình để điều chỉnh cho phù hợp. 
  • Hàm lượng thép trong 1 m3 bê tông được đề cập ở mục này chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, các công trình lớn hơn phải được tính toán tỉ mỉ bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm. 
  • Chỉ sử dụng gợi ý khi không có sẵn bản vẽ hoặc kết cấu thép. Trong điều kiện có sẵn bản vẽ, bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư và đội thi công để có được tỷ lệ đạt chuẩn, không nên quá tiết kiệm hoặc quá lãng phí khi sử dụng kết cấu thép trong xây dựng công trình.

Cân đối giữa hàm lượng thép trong bê tông và khối lượng bê tông là công đoạn rất quan trọng giúp gia tăng tính an toàn và bền vững của công trình. Do vậy, bạn cần tính toán cẩn thận hoặc tham khảo ý kiến của các chuyên gia xây dựng để đảm bảo đúng tỷ lệ và kết cấu phù hợp, vừa tiết kiệm ngân sách vừa đảm bảo tốt chất lượng công trình.

Bài viết liên quan:

Cách kiểm tra độ sụt bê tông

Có nên đổ mái bằng bê tông tươi không?

Báo giá bê tông tươi tại TPHCM mới nhất

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận